Toàn cảnh buổi Tọa đàm. ພາບການໂອ້ລົມສົນທະນາ. |
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), ngày 11/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh phối hợp với Nhóm học giả Bangladesh nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức Tọa đàm “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp nông dân và thúc đẩy giao lưu giữa nông dân Bangladesh-Việt Nam” tại tỉnh Manikganj, khu vực Dhaka.
ເນື່ອງໃນໂອກາດສະເຫຼີມສະຫຼອງ 134 ປີແຫ່ງວັນຄ້າຍວັນເກີດປະທານ ໂຮ່ຈິມິນ (1890-2024) ແລະ 70 ປີແຫ່ງວັນໄຊຊະນະ ດ້ຽນບຽນຝູ (1954-2024), ວັນທີ 11 ພຶດສະພາ, ສະຖານທູດ ຫວຽດນາມ ປະຈຳ ບັງກະລາເທດ ສົມທົບກັບກຸ່ມນັກຮຽນຮູ້ ບັງກະລາເທດ ຄົ້ນຄວ້າກ່ຽວກັບປະທານ ໂຮ່ຈິມິນ ໄດ້ຈັດຕັ້ງການໂອ້ລົມສົນທະນາ "ແນວຄິດ ໂຮ່ຈີມິນ ກ່ຽວກັບຊົນຊັ້ນຊາວນາ ແລະ ຊຸກຍູ້ການພົບປະແລກປ່ຽນລະຫວ່າງຊາວນາ ບັງກະລາເທດ - ຫວຽດນາມ" ຢູ່ແຂວງ Manikganj, ເຂດ Dhaka.
Tọa đàm có sự tham dự của các nhà nghiên cứu, học giả từ các viện nghiên cứu, trường đại học lớn; đại diện các hội đoàn nông dân cùng đông đảo bà con nông dân Bangladesh có tình cảm đặc biệt đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và đất nước, con người Việt Nam.
ການໂອ້ລົມສົນທະນາດັ່ງກ່າວ ມີການເຂົ້າຮ່ວມຂອງບັນດານັກຄົ້ນຄວ້າ, ນັກຮຽນຮູ້ຈາກບັນດາສະຖາບັນຄົ້ນຄວ້າ, ມະຫາວິທະຍາໄລໃຫຍ່; ຜູ້ຕາງໜ້າບັນດາສະມາຄົມຊາວນາ ພ້ອມກັນກັບຊາວກະສິກອນ ບັງກະລາເທດ ເປັນຈຳນວນຫຼວງຫຼາຍທີ່ມີຄວາມຮັກແພງແບບພິເສດຕໍ່ປະທານ ໂຮ່ຈີມິນ ແລະ ປະເທດຊາດ, ປະຊາຊົນ ຫວຽດນາມ.
Phát biểu tại Tọa đàm, Đại sứ Nguyễn Mạnh Cường điểm lại một số nét chính về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những công lao vĩ đại của Người trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mang lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam.
ກ່າວຄຳເຫັນທີ່ການໂອ້ລົມສົນທະນາ, ທ່ານເອກອັກຄະລັດຖະທູດ ຫງວຽນແມ້ງເກື່ອງ ໄດ້ຫວນຄືນບາງຈຸດສຳຄັນກ່ຽວກັບຊີວິດ ແລະ ພາລະກິດການປະຕິວັດຂອງປະທານ ໂຮ່ຈີມິນ ພ້ອມກັນກັບບັນດາຜົນງານອັນໃຫຍ່ຫຼວງໃນການຕໍ່ສູ້ປົດປ່ອຍຊາດ, ທ້ອນໂຮມປະເທດຊາດເປັນເອກະພາບ, ນຳເອົາເອກະລາດ, ເສລີພາບ ແລະ ຄວາມຜາສຸກມາໃຫ້ປະຊາຊົນ ຫວຽດນາມ.
Những công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tái hiện chân thực qua các cuộc kháng chiến giành thắng lợi vẻ vang của toàn quân và dân ta, đặc biệt là Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Chiến dịch Điện Biên Phủ là mốc son quan trọng, có ý nghĩa lịch sử đặc biệt đối với Việt Nam và thế giới.
ບັນດາຄຸນງາມຄວາມດີຂອງປະທານ ໂຮ່ຈີມິນ ໄດ້ຫວນຄືນຢ່າງກົງໄປກົງມາຜ່ານບັນດາບັ້ນສົງຄາມຕໍ່ຕ້ານທີ່ໄດ້ຮັບໄຊຊະນະອັນສະຫງ່າລາສີຂອງກອງທັບ ແລະ ປະຊາຊົນຂອງ ຫວຽດນາມ, ພິເສດແມ່ນບັ້ນຮົບ ດ້ຽນບຽນຝູ ປີ 1954. ໄຊຊະນະ “ດັງກ້ອງກັງວານໄປທົ່ວ 5 ທະວີບ, ສະໜັ່ນຫວັ່ນໄຫວໄປທົ່ວໂລກ”, ບັ້ນຮົບດ້ຽນບຽນຝູ ແມ່ນຂີດໝາຍອັນສຳຄັນ, ມີຄວາມໝາຍປະຫວັດສາດແບບພິເສດສຳລັບ ຫວຽດນາມ ແລະ ໂລກ.
Với Việt Nam, Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi đã chính thức đập tan âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, buộc Pháp ký Hiệp định Geneva, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương.
ສຳລັບ ຫວຽດນາມ, ບັ້ນຮົບ ດ້ຽນບຽນຝູ ຍາດເອົາໄຊຊະນະໄດ້ທຳລາຍອຸບາຍການຮຸກຮານຂອງພວກລ່າເມືອງຂຶ້ນ ຝຣັ່ງ ຢ່າງເປັນທາງການ, ບັງຄັບໃຫ້ ຝຣັ່ງ ລົງນາມໃນສັນຍາ ເຊີແນວ, ຢຸດຕິສົງຄາມໃນ ອິນດູຈີນ.
Ở phạm vi toàn cầu, Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca thể hiện lòng yêu nước, ý chí kiên cường, sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam chống lại ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân phương Tây, thắp lên ánh sáng hy vọng, cổ vũ các dân tộc chịu áp bức trên khắp thế giới vùng lên đấu tranh giành lại độc lập và tự do trên chính quê hương của mình.
ໃນຂອບເຂດທົ່ວໂລກ, ໄຊຊະນະ ດ້ຽນບຽນຝູ ແມ່ນບົດເພງວິລະຊົນທີ່ໄດ້ສະແດງໃຫ້ເຫັນເຖິງນ້ຳໃຈຮັກຊາດ, ເຈດຈຳນົງອັນກ້າແກ່ນ, ຄວາມສາມັກຄີອັນໃຫຍ່ຫຼວງຂອງປະຊາຊົນຫວຽດນາມ ຕ້ານການປົກຄອງແບບລ່າເມືອງຂຶ້ນຂອງຝ່າຍຕາເວັນຕົກ, ສ່ອງແສງຄວາມຫວັງ, ຊຸກຍູ້ໃຫ້ປະຊາຊົນທີ່ຖືກກົດຂີ່ຂົ່ມເຫັງໃນທົ່ວໂລກ ລຸກຂຶ້ນຕໍ່ສູ້ເພື່ອຍາດເອົາເອກະລາດ, ເສລີພາບຢູ່ບ້ານເກີດເມືອງນອນຂອງຕົນ.
Có thể nói, Chiến thắng Điện Biên Phủ chính là “thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới” đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định.
ອາດເວົ້າໄດ້ວ່າ ໄຊຊະນະ ດ້ຽນບຽນຝູ ແມ່ນ “ໄຊຊະນະອັນຍິ່ງໃຫຍ່ຂອງປະຊາຊົນ ຫວຽດນາມ, ເຊິ່ງຍັງແມ່ນໄຊຊະນະລວມຂອງບັນດາຊົນເຜົ່າທັງໝົດທີ່ຖືກກົດຂີ່ຂົ່ມເຫັງໃນໂລກ” ເຊິ່ງຖືກຕາມທີ່ປະທານໂຮ່ຈິມິນ ເຄີຍຢືນຢັນ.
Đại sứ Nguyễn Mạnh Cường phát biểu. ທ່ານເອກອັກຄະລັດຖະທູດ ຫງວຽນແມ້ງເກື່ອງ ກ່າວຄຳປາໄສ. |
Tại sự kiện, Đại sứ chia sẻ về những giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Việt Nam xuyên suốt chiều dài lịch sử. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt và luôn khẳng định vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng của giai cấp nông dân đối với cách mạng Việt Nam.
ທີ່ເຫດການ, ທ່ານເອກອັກຄະລັດຖະທູດ ໄດ້ແບ່ງປັນກ່ຽວກັບບັນດາຄຸນຄ່າອັນໃຫຍ່ຫຼວງຂອງແນວຄິດ ໂຮ່ຈີມິນ ໃນຂະບວນການກໍ່ສ້າງ, ປົກປັກຮັກສາ ແລະ ພັດທະນາ ຫວຽດນາມ ໃນຕະຫຼອດໄລຍະປະຫວັດສາດ. ເມື່ອຍັງມີຊີວິດຢູ່, ປະທານ ໂຮ່ຈີມິນ ຍາມໃດໃຫ້ຄວາມຮັກແພງແບບພິເສດ ແລະ ຍາມໃດກໍ່ຢືນຢັນທີ່ຕັ້ງ, ບົດບາດສຳຄັນທີ່ສຸດຂອງຊົນຊັ້ນຊາວນາຕໍ່ການປະຕິວັດ ຫວຽດນາມ.
Tháng 4/1946, trong thư gửi cho các điền chủ nông gia Việt Nam, Người viết “Việt Nam là nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc”, “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Tháng 5/1953, trong thư gửi “Hội nghị Nông vận và Dân vận toàn quốc” (5/2/1953), Người tiếp tục nhấn mạnh “Nông dân lao động là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh rất vững chắc của giai cấp công nhân. Muốn kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công ắt phải dựa vào quần chúng nông dân”.
ເດືອນເມສາ ປີ 1946, ໃນຈົດໝາຍທີ່ສົ່ງເຖິງບັນດາເຈົ້າທີ່ດິນຊາວນາ ຫວຽດນາມ, ທ່ານໄດ້ຂຽນວ່າ “ຫວຽດນາມ ແມ່ນປະເທດທີ່ດຳລົງຊີວິດໃນດ້ານກະສິກຳ. ພື້ນຖານເສດຖະກິດຂອງພວກເຮົາແມ່ນເອົາກະສິກຳເປັນກົກ", "ຖ້າຊາວນາເຮົາຮັ່ງມີ, ປະເທດເຮົາກໍຮັ່ງມີ. ຖ້າການກະສິກຳຂອງພວກເຮົາຈະເລີນຮຸ່ງເຮືອງ, ປະເທດເຮົາກໍຈະເລີນຮຸ່ງເຮືອງ”. ເດືອນ ພຶດສະພາ 1953, ໃນຈົດໝາຍທີ່ສົ່ງໄປຍັງ “ກອງປະຊຸມຂົນຂວາຍຊາວນາ ແລະ ຂົນຂວາຍປະຊາຊົນທົ່ວປະເທດ (ວັນທີ 5 ກຸມພາ 1953), ທ່ານໄດ້ສືບຕໍ່ເນັ້ນໜັກວ່າ “ຊາວນາແມ່ນກຳລັງແຮງອັນໃຫຍ່ຫຼວງຂອງປະເທດຊາດ, ເປັນສຳພັນທະມິດທີ່ເຂັ້ມແຂງຂອງຊົນຊັ້ນກຳມະກອນ. ຖ້າຢາກເອົາຊະນະສົງຄາມຕໍ່ຕ້ານ, ສ້າງສາປະເທດໃຫ້ສຳເລັດຜົນ ຕ້ອງອີງໃສ່ມະຫາຊົນຊາວກະສິກອນ.
Đại sứ khẳng định, cho đến nay, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp nông dân và nông nghiệp vẫn còn nguyên giá trị, là di sản vô giá của nhân dân Việt Nam, được Đảng và Nhà nước Việt Nam kế thừa, phát huy và vận dụng sáng tạo trong mọi chủ trương, chính sách. Nhờ đó, trong thời gian qua, năng suất sản xuất và chất lượng đời sống của bà con nông dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
ທ່ານເອກອັກຄະລັດຖະທູດຢືນຢັນວ່າ ມາຮອດປະຈຸບັນ, ແນວຄິດ ໂຮ່ຈີມິນ ກ່ຽວກັບຊົນຊັ້ນຊາວນາ ແລະ ກະສິກຳຍັງຄົງຢູ່, ແມ່ນມໍລະດົກອັນລ້ຳຄ່າຂອງປະຊາຊົນ ຫວຽດນາມ, ໂດຍພັກ ແລະ ລັດ ຫວຽດນາມ ສືບທອດ, ເສີມຂະຫຍາຍ ແລະ ໝູນໃຊ້ຄວາມຄິດສ້າງສັນໃນທຸກແຜນນະໂຍບາຍ, ນະໂຍບາຍ. ຍ້ອນເຫດນັ້ນ, ໃນໄລຍະມໍ່ໆມານີ້, ສະມັດຕະພາບການຜະລິດ ແລະ ຄຸນນະພາບຊີວິດຂອງຊາວກະສິກອນ ນັບມື້ນັບໄດ້ຮັບການປັບປຸງ ແລະ ຍົກສູງ.
Thời gian tới, trên cơ sở quan hệ hữu nghị truyền thống bền chặt giữa hai dân tộc, Đại sứ mong muốn các hoạt động giao lưu nhân dân, kết nối hội đoàn nông dân từ các địa phương của hai nước, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp… sẽ được tiếp tục tăng cường triển khai, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước.
ໃນໄລຍະຈະມາເຖິງ, ບົນພື້ນຖານການພົວພັນມິດຕະພາບທີ່ເປັນມູນເຊື້ອອັນດີງາມລະຫວ່າງປະຊາຊົນສອງປະເທດ, ທ່ານເອກອັກຄະລັດຖະທູດ ຫວັງວ່າ ບັນດາການເຄື່ອນໄຫວແລກປ່ຽນປະຊາຊົນ, ເຊື່ອມໂຍງສະມາຄົມຄະນະຊາວກະສິກອນຈາກບັນດາທ້ອງຖິ່ນຂອງສອງປະເທດ, ແບ່ງປັນປະສົບການໃນການຜະລິດກະສິກຳ... ຈະສືບຕໍ່ໄດ້ຮັບການເພີ່ມທະວີການຜັນຂະຫຍາຍ, ນຳມາເຊິ່ງຜົນປະໂຫຍດທີ່ແທດຈິງໃຫ້ທັງສອງປະເທດ.
Trong khuôn khổ Tọa đàm, các học giả, nhà nghiên cứu, đại diện hội đoàn nông dân Bangladesh đã tích cực phát biểu, đóng góp ý kiến. Nhiều nhà nghiên cứu bày tỏ lòng kính trọng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và tình cảm đặc biệt dành cho đất nước, con người Việt Nam.
ໃນຂອບເຂດການໂອ້ລົມສົນທະນາ, ບັນດານັກຮຽນຮູ້, ນັກຄົ້ນຄ້ວາ, ຜູ້ຕາງໜ້າສະມາຄົມຂອງ ບັງກະລາເທດ ໄດ້ກ່າວຄຳປາໄສ, ປະກອບຄຳເຫັນຢ່າງຕັ້ງໜ້າ. ນັກຄົ້ນຄ້ວາຫຼາຍຄົນ ໄດ້ສະແດງຄວາມເຄົາລົບນັບຖືຕໍ່ປະທານ ໂຮ່ຈິມິນ ແລະ ຄວາມຮັກແພງແບບພິເສດຕໍ່ປະເທດຊາດ, ປະຊາຊົນ ຫວຽດນາມ.
Chia sẻ về thời khắc nhân dân Bangladesh xuống đường tuần hành ủng hộ Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay sau khi Bangladesh giành lại độc lập năm 1971, các nhà nghiên cứu khẳng định hai nước có nhiều nét tương đồng trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và cho đến nay vẫn luôn là những người bạn thân thiết, ủng hộ lẫn nhau trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
ເມື່ອແບ່ງປັນກ່ຽວກັບຈຸດເວລາທີ່ຊາວ ບັງກະລາເທດ ໄດ້ເດີນຂະບວນແຫ່ຂະບວນສະໜັບສະໜູນ ຫວຽດນາມ ແລະ ປະທານ ໂຮ່ຈີມິນ ພາຍຫຼັງ ບັງກະລາເທດ ຍາດໄດ້ເອກະລາດໃນປີ 1971, ບັນດານັກຄົ້ນຄ້ວາຢັ້ງຢືນວ່າ 2 ປະເທດມີຫຼາຍຈຸດຄ້າຍຄືກັນໃນປະຫວັດສາດແຫ່ງການຕໍ່ສູ້ປົດປ່ອຍຊາດ ແລະ ມາຮອດປະຈຸບັນ ຍາມໃດກໍ່ແມ່ນເພື່ອນມິດທີ່ສະໜິດແໜ້ນ, ສະໜັບສະໜູນເຊິ່ງກັນ ແລະ ກັນໃນຂະບວນການກໍ່ສ້າງ ແລະ ພັດທະນາປະເທດຊາດ.
Một số học giả từ các trường đại học sở tại đã chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ về Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như bày tỏ sự ngưỡng mộ trước những thành tựu kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật to lớn của Việt Nam trong thời gian qua, nhất là về lĩnh vực nông nghiệp.
ນັກຮຽນຮູ້ຈາກບັນດາມະຫາວິທະຍາໄລປະຈຳຖິ່ນຈຳນວນໜຶ່ງ ໄດ້ແບ່ງປັນຄວາມຮູ້ສຶກ, ຄວາມຄິດເຫັນກ່ຽວກັບປະທານ ໂຮ່ຈິມິນ ພ້ອມທັງສະແດງຄວາມນິຍົມຕໍ່ບັນດາຜົນງານດ້ານເສດຖະກິດ - ສັງຄົມ, ວິທະຍາສາດເຕັກໂນໂລຢີອັນຍິ່ງໃຫຍ່ຂອງ ຫວຽດນາມ ໃນໄລຍະມໍ່ໆມານີ້, ພິເສດແມ່ນຂົງເຂດກະສິກຳ.
Chia sẻ những hiểu biết về chính sách khuyến nông và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của Việt Nam, các học giả tin tưởng rằng, với những kết quả đạt được, Việt Nam sẽ sớm trở thành một quốc gia phát triển có nền nông nghiệp tiên tiến, là hình mẫu để Bangladesh học hỏi kinh nghiệm về phát triển nông thôn và hiện đại hóa nền nông nghiệp trong nước.
ແບ່ງປັນຄວາມເຂົ້າໃຈກ່ຽວກັບນະໂຍບາຍສົ່ງເສີມການກະເສດ ແລະ ໂຄງການເປົ້າໝາຍແຫ່ງຊາດກ່ຽວກັບການກໍ່ສ້າງຊົນນະບົດໃໝ່ ໄລຍະ 2021-2025 ຂອງ ຫວຽດນາມ, ບັນດານັກຮຽນຮູ້ເຊື່ອໝັ້ນວ່າ ດ້ວຍບັນດາໝາກຜົນທີ່ບັນລຸໄດ້, ຫວຽດນາມ ຈະກາຍເປັນປະເທດພັດທະນາທີ່ມີພື້ນຖານກະສິກຳກ້າວໜ້າຢ່າງໂດຍໄວ, ແມ່ນແບບຢ່າງເພື່ອ ບັງກະລາເທດ ຮຽນຮູ້ປະສົບການກ່ຽວກັບການພັດທະນາຊົນນະບົດ ແລະ ການຫັນພື້ນກະສິກໍາພາຍໃນປະເທດໃຫ້ເປັນທັນສະໄໝ.
Bên cạnh các bài phát biểu, một số học giả, đại diện hội đoàn nông dân Bangladesh đã gửi tặng Đại sứ những cuốn sách, bài thơ tự chắp bút ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Nhiều khách mời sở tại tham dự Tọa đàm đã bày tỏ niềm hy vọng sớm được sang thăm Việt Nam để trực tiếp tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa và cuộc sống thường nhật của người Việt Nam.
ຄຽງຄູ່ບັນດາບົດກ່າວປາໄສ, ນັກຮຽນຮູ້, ຜູ້ຕາງໜ້າສະມາຄົມຊາວກະສິກອນ ບັງກະລາເທດ ຈຳນວນໜຶ່ງ ໄດ້ມອບບັນດາປຶ້ມ, ບົດກະວີທີ່ຍ້ອງຍໍຊົມເຊີຍປະທານ ໂຮ່ຈີມິນ, ລັດທິວິລະຊົນປະຕິວັດ ແລະ ປະຫວັດສາດແຫ່ງການຕໍ່ສູ້ປົດປ່ອຍຊາດໃຫ້ທ່ານເອກອັກຄະລັດຖະທູດ. ແຂກຮັບເຊີນປະຈຳຖີ່ນຫຼາຍຄົນ ທີ່ເຂົ້າຮ່ວມການໂອ້ລົມສົນທະນາ ກໍໄດ້ສະແດງຄວາມຫວັງວ່າ ຈະໄປຢ້ຽມຢາມ ຫວຽດນາມ ໂດຍໄວ ເພື່ອຊອກຮູ້, ລົງຕົວຈິງດ້ານວັດທະນະທຳ ແລະ ຊີວິດປະຈຳວັນຂອງຊາວ ຫວຽດນາມ ຢ່າງໂດຍກົງ.
Đại diện tỉnh Manikganj tặng hoa Đại sứ. ຜູ້ຕາງໜ້າແຂວງ Manikganj ມອບດອກໄມ້ໃຫ້ທ່ານເອກອັກຄະລັດຖະທູດ. |
Có thể nói, Tọa đàm “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp nông dân và thúc đẩy giao lưu giữa nông dân Bangladesh-Việt Nam” nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã thành công tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho tất cả bè bạn Bangladesh tham dự sự kiện.
ອາດເວົ້າໄດ້ວ່າ ການໂອ້ລົມສົນທະນາ "ແນວຄິດ ໂຮ່ຈີມິນ ກ່ຽວກັບຊົນຊັ້ນຊາວນາ ແລະ ຊຸກຍູ້ການພົບປະແລກປ່ຽນລະຫວ່າງຊາວນາ ບັງກະລາເທດ - ຫວຽດນາມ" ເນື່ອງໃນໂອກາດສະເຫຼີມສະຫຼອງ 134 ປີແຫ່ງວັນຄ້າຍວັນເກີດປະທານ ໂຮ່ຈິມິນ ແລະ 70 ປີແຫ່ງວັນໄຊຊະນະ ດ້ຽນບຽນ ໄດ້ສຳເລັດຢ່າງຈົບງາມ, ໄດ້ປະຄວາມປະທັບໃຈຢ່າງເລິກເຊິ່ງໄວ້ໃຫ້ແກ່ເພື່ອນຊາວ ບັງກະລາເທດ ທັງໝົດທີ່ເຂົ້າຮ່ວມເຫດການ.
Đây là niềm động viên lớn để Đại sứ quán tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chương trình, hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, với cộng đồng quốc tế.
ນີ້ແມ່ນການລະດົມອັນໃຫຍ່ຫຼວງ ເພື່ອໃຫ້ສະຖານທູດສືບຕໍ່ຍູ້ແຮງການຜັນຂະຫຍາຍບັນດາໂຄງການ, ການເຄື່ອນໄຫວເຜີຍແຜ່, ແນະນຳ, ເຊີດຊູປະທານ ໂຮ່ຈີມິນ, ວິລະຊົນປົດປ່ອຍຊາດ, ບຸລຸດວັດທະນະທຳໂລກຜູ້ມີຊື່ສຽງ, ກັບປະຊາຄົມໂລກ.
ມິງດຶກ